Rửa tội
Thánh tích
(Ma-thi-ơ 3:11, 13-17, 28:18-20)
Chỉ ngay trước khi Giê-su bắt đầu rao giảng và chữa lành cho dân chúng, Ngài đi ra ngoài tới đoạn sông Gióc-đan để được rửa tội. Ở đấy có một nhà tiên tri tên là Giăng, đang kêu gọi dân chúng ăn năn tội lỗi vì Đấng-Cứu-Thế sẽ sớm xuất hiện. Giê-su chính là Đấng-Cứu-Thế mà họ đang chông chờ!
Giê-su chẳng có tội lỗi nào để phải ăn năn, nhưng Ngài muốn được Giăng rửa tội để làm gương cho chúng ta noi theo, và để thể hiện rằng Ngài đồng tình với thông điệp của Giăng. Lúc đầu Giô không muốn rửa tội cho Giê-su và nói với Người, "tôi mới cần được rửa tội bởi Ngài!" Giăng đã biết rằng Giê-su vĩ đại hơn chính mình. Tuy nhiên, sau khi Giê-su nói với Giăng rằng đó là điều đúng đắng nên làm, Giôn đã đồng ý rửa tội cho Người.
Giăng rửa tội cho Đấng Giê-su. Giê-su bước tới lúc ngập hoàn toàn trong nước. Khi Người bước ra khỏi mặt nước, giọng Chúa Trời vang lên từ thiên đàng rằng, "Đây chính là người con mà ta hằng yêu quý, và rất vui lòng.
Vào giai đoạn cuối của sứ vụ mình trên trần gian, Giê-su chỉ dụ cho các tông đồ của Người, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép rửa tội cho họ. Và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà Giê-su đã truyền dụ. Các tông đồ làm đúng như được chỉ dụ, và tới bất đâu, họ cũng làm phép rửa tội cho những ai quyết định theo Đấng Giê-su.
Thực hành kể lại toàn bộ thánh tích!
Câu hỏi
- Bạn đã học được điều gì về phép rửa tội trong thánh tích này?
- Bạn nên vâng theo điều gì?
Ý nghĩa của phép rửa tội
Từ "báp tem" nghĩa là "nhận chìm, chôn vùi" giống như gột rửa. Giống như Giê-su được rửa tội, tất cả những ai tin vào Ngài đều cần được làm lễ rửa tội. Giê-su chỉ dụ các môn đệ vào phần cuối của kinh Phúc Âm Ma-thi-ơ: "... làm phép rửa tội nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh." (Ma-thi-ơ 28:19) Ý nghĩa của câu kinh này trở nên rõ ràng hơn trong sách Công-vụ các Sứ-đồ 2:38 (ghi nhớ câu kinh này):
Phi-e-rơ trả lời rằng, "Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép rửa tội, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh.
gột rửa nhân danh Đức Thánh Cha...
Thừa nhận tội lỗi và hối cải
Chúng ta thừa nhận tội lỗi và xin hối cải. Chúng ta không che đậy lỗi lầm dưới tấm thảm, mà chúng ra xưng tội và thừa nhận các tội lỗi này. Chúng ta thừa nhận từ đâu chúng ta đã sống trái ý Chúa. Chúng ta cầu khẩn Chúa cho sự tha thứ và ngừng làm những điều ác. Với sự giúp sức từ Chúa Trời, chúng ta thay đổi suy nghĩ hành động của mình, và sống theo ý Ngài.
Gột rửa nhân danh Đức Thánh Con...
Phép rửa tội nước nhân danh Đấng Giê-su Cứu Thế
Phép rửa tội nước được gọi là "sự gột rửa của tái sinh" (Tít 3:5) Rô-ma 6:1-11 giải thích ý này như sau: Tương tự như cách Đấng Giê-su được an táng và rồi phục sinh, chúng ta chìm vào nước trong phép rửa tội và bước ra khỏi nước với một sinh mệnh mới. Bản chất cũ của chúng ta chết đi và chúng ta không còn là "nô lệ cho tội lỗi" nữa. Điều này nghĩa là chúng ra không còn mắc tội nữa. Chúng ra giờ đây là một "thực thể mới" (2 Cô-rinh-tô 5:17). Trong phép rửa tội, chúng ta chôn đi cuộc sống cũ, và để cuộc sống mới bắt đầu, một cách sống hoàn toàn mới với sự dẫn đường từ tấm gương của Đấng Giê-su.
Gột rửa nhân danh Đức Thánh Linh...
Đón nhận Thánh Linh của Chúa Trời
Chúa muốn ban cho chúng ta Thánh Linh của Người. Đấng Thánh Linh giống như "Sức mạnh của Chúa" dành cho chúng ta: Ngài giúp chúng ta thực hiện ý nguyện của Đấng Chúa Trời và chống lại cái ác. Ngài nuôi dưỡng ra trái lành trong chúng ta như sư yêu thương, niềm vui sướng, sự bình yên và nhẫn nại (Ga-la-ti 5:22).
Khi chúng ta nhận được Thánh Linh của Chúa Trời, có điều gì đó xảy đến bên trong chính chúng ta, và điều này cũng trở nên hiển hiện ra bên ngoài (ví dụ: Công-vụ các Sứ-đồ 19:6). Chúng ta được ban cho những siêu năng lực (1 Cô-rinh-tô 12:1-11 và 14:1-25). Đấy chính là một sự hỗ trợ cho chúng ta và chúng ta sử dụng các siêu năng lực này để giúp dân chúng nhận thấy được sức mạnh của Đức Chúa Trời cũng như giúp dạy dỗ thánh kinh cho họ.
Chuẩn bị cho phép rửa tội của chính bạn
Bạn có thể ca tụng đức tin trong phép rửa tội của mình!
- Khi nào nên tiến hành phép rửa tội?
- Chúng ta nên mời những ai?
- Tại lễ rửa tội của mình, bạn cần chuẩn bị lời chứng của mình với Chúa để kể lại cho tất thảy mọi người rằng Đức Chúa Trời đã cứu rỗi và thay đổi cuộc đời mình như thế nào.
Đạt ra hạn thời gian để được làm phép rửa tội gần nhất có thể. Điểm qua các câu hỏi về phép rửa tội, và giải quyết tất cả các câu hỏi đó.
Các cậu hỏi về lễ rửa tội
- Bạn đã thừa nhân các tội lỗi của mình trước Đức Chúa Trời chưa?
- Bạn có biết rằng Chúa đã tha thứ cho các tội lỗi của mình bằng sự hy sinh của Đấng Giê-su không?
- Bạn có sẵng sàng để chôn vùi cuộc sống cũ và bắt đầu một cuộc sống mới với Chúa không?
- Bạn đã quyết định theo Đấng Giê-su và không bao giờ quay trở lại?
- Bạn sẽ vẫn đi theo Giê-su ngay cả khi người khác nhạo báng, đánh đập bạn, hay khi gia đình bạn từ bỏ bạn, hay với các khó khăn khác?
- Bạn có muốn được đón nhận Đức Thánh Linh?